0963.138.600

Zalo Chat

Thị trường chờ đón màn giải thoát của giá dầu
Ngày đăng: 05-05-2022 01:49:46 | Lượt xem: 613

Sau một thời gian dài mắc kẹt trong xu hướng đi ngang, thị trường dầu dường như là đã sẵn sàng bứt phá quay trở lại đà tăng, đặc biệt do liên minh châu Âu EU đã thảo luận về lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga và kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Fed ngày hôm qua.

Thông báo của EU phần nào làm sáng tỏ yếu tố nguồn cung

Lo ngại về thiếu hụt nguồn cung là yếu tố lớn nhất khiến cho giá dầu thế giới WTI tăng liên tục trong 5 tháng. Tuy vậy, kể từ khi Nga bắt đầu tấn công Ukraine vào 24/02, các dự báo về nguồn cung thực tế trên thị trường chênh lệch rất nhiều, với các ước đoán số liệu sụt giảm nguồn cung dầu của Nga dao động từ 1 đến 3 triệu thùng/ngày.

Một mặt, sản lượng dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga trong tháng 4 vẫn cao hơn so với đầu năm, đặc biệt khi Nga đang đẩy mạnh bán hàng cho các khách hàng châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc. Các nước này đang được hưởng lợi từ giá dầu của Nga đang được bán chiết khấu khoảng 30 USD/thùng so với giá dầu tiêu chuẩn Brent.

Mới đây, theo thông tin từ trang tin Reuters, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang thương thảo hợp đồng 6 tháng để nhập khẩu thêm hàng triệu thùng dầu từ Nga. Công ty dầu quốc gia Indian Oil Corp được cho là đang đề nghị nhập khẩu 6 triệu thùng dầu mỗi tháng, cộng thêm quyền để mua thêm 3 triệu thùng nữa. Điều này phần nào giảm bớt áp lực cho Nga dù họ có nguy cơ đánh mất khách hàng quan trọng. 

Ẩn số trên bàn cờ dầu mỏ: Thị trường chờ đón màn giải thoát của giá dầu - Ảnh 1.

Mới đây nhất, theo thông báo của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, khối EU đang đề xuất lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga, bao gồm cả dầu vận chuyển qua đường ống và tàu chở dầu, dầu thô và các sản phẩm lọc dầu.

Lệnh cấm này được dự kiến sẽ thiết lập trong gói trừng phạt thứ 6, nhằm cắt giảm nguồn thu nhập của Nga, 10 tuần kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Theo dự kiến, lệnh cấm sẽ giảm nguồn thu nhập chính từ năng lượng của Nga, sau khi EU đã thiết lập lệnh cấm nhập khẩu than từ tháng trước.

Hiện nay, khoảng 2,4 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga vẫn đang được chuyển sang cho châu Âu. Mặc dù theo kế hoạch, châu Âu sẽ có ít nhất 6 tháng để chuẩn bị, tuy nhiên việc cắt bỏ nhà cung cấp 40% lượng dầu hàng năm chắc chắn sẽ tạo ra sự thiếu hụt lớn cho các thành viên trong khối. Hungary đã cho biết, nước này có thể sẽ phải mở dầu từ kho dự trữ, hoặc gia tăng thu mua trên thị trường quốc tế để thay thế dầu của Nga.

Theo ước tính của công ty nghiên cứu Kpler, từ khi các công ty năng lượng tiến hành “tự cấm vận” dầu từ Nga, sản lượng dầu của Nga đã giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày. Lệnh cấm chính thức một khi được thông qua nhiều khả năng sẽ làm cho sản lượng dầu của Nga giảm tiếp 1 triệu thùng/ngày nữa, nâng tổng thiếu hụt lên mức 2 triệu thùng/ngày.

Đây là thông tin giúp cho giá dầu Brent ngày hôm qua 04/05 đóng cửa tăng 4,93% lên 110,14 USD/thùng, giá dầu WTI tăng 5,27% lên 107,81 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng gần 3 tuần. Chỉ số MXV-Index năng lượng, đo lường sự biến động giá cả của các hàng hóa trong nhóm, tăng 4,2% lên 5.514 điểm, trong khi giá trị giao dịch của cả nhóm cũng đạt con số ấn tượng 2.300 tỷ đồng.

Chính sách tiền tệ của Fed đã rõ ràng sau cuộc họp tháng 5

Cuộc họp chính sách tháng 5 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed đã kết thúc rạng sáng nay, với kết quả là lần tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản đầu tiên kể từ năm 2000. Đây được xem là hành động quyết liệt nhất từ trước tới giờ của Chủ tịch Fed Jerome Powell nhằm kiểm soát lạm phát, hiện đã ở mức cao nhất trong vòng 40 năm. Đây cũng là lần đầu tiên sau 2 năm Powell phát biểu trực tiếp trong cuộc họp báo chí.

Cuộc họp của Fed kết thúc mà không có nhiều sự bất ngờ, với mức tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản đúng như kỳ vọng của thị trường. Thêm vào đó, phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell cho thấy ngân hàng trung ương Mỹ không thiên về việc tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong các cuộc họp tiếp theo. Điều này làm giảm sự lo ngại về việc Fed quá mạnh tay thắt chặt cung tiền. Các nhà đầu tư dần giảm bớt nắm giữ tiền mặt và khiến cho dòng vốn chuyển dịch trở lại các thị trường tài chính.

Bên cạnh đó, về vấn đề thắt chặt bảng cân đối kế toán hiện đang ở mức kỷ lục gần 9.000 tỷ USD, Fed quyết định sẽ cắt giảm vị thế nắm giữ số trái phiếu trị giá 47,5 tỷ USD từ tháng 6 cho đến tháng 9, sau đó tăng dần lên 95 tỷ USD mỗi tháng. Như vậy, với tiến độ dự kiến hiện tại, nguồn cung tiền của thị trường sẽ giảm khoảng 500 tỷ USD, thấp hơn so với một số dự báo về con số gần 1000 tỷ USD trên thị trường trước đấy.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, như vậy, với các ẩn số trên thị trường tài chính nói chung và thị trường dầu nói riêng phần nào đã được làm rõ, giá dầu nhiều khả năng sẽ thoát khỏi vùng đi ngang và sớm thiết lập xu hướng tăng mới.

Quá nhiều ẩn số, các tổ chức lớn 'mịt mù' dự đoán hướng đi của thị trường dầu thô?
Thời gian đăng : 14-04-2022 04:27:00 | Lượt xem: 631
Bước sáng quý II năm 2022, mặc dù giá dầu phần nào đã ổn định xung quanh mốc 100$/thùng, tuy nhiên theo giới phân tích, thị trường vẫn còn nhiều bất ổn. Vậy đâu là hướng đi cho thị trường trong thời gian tới?
Giá xăng dầu giảm sau chuỗi tăng kỷ lục
Thời gian đăng : 21-03-2022 03:51:51 | Lượt xem: 644
Sau những lần tăng mạnh liên tiếp, từ 15h chiều 21/3, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 655 đồng/lít xuống còn 28.330 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 632 đồng/lít còn 29.192 đồng/lít.
 Gỡ vướng về C/O xăng dầu nhập khẩu
Thời gian đăng : 28-09-2019 09:47:51 | Lượt xem: 1120
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ xử lý vướng mắc về chứng nhận xuất xứ (C/O) xăng dầu nhập khẩu.
Cạnh tranh cung ứng xăng dầu ngày càng khốc liệt
Thời gian đăng : 28-09-2019 09:30:47 | Lượt xem: 1029
Thị trường cung ứng xăng dầu Việt Nam được dự báo sẽ cạnh tranh quyết liệt trong thời gian tới, không những giữa các nhà máy lọc dầu trong nước mà cạnh tranh trực tiếp với xăng dầu nhập khẩu, đặc biệt khi thuế về 0%.
Ngăn chặn “té nước theo mưa” khi giá xăng dầu tăng
Thời gian đăng : 28-09-2019 09:01:41 | Lượt xem: 1074
Phỏng vấn chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long (ảnh), nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) về những tác động của việc giá xăng dầu tăng đối với giá cả thị trường và CPI năm 2018.